Thiết kế ánh sáng giúp “mở rộng” không gian nhà ở

Thiết kế ánh sáng giúp “mở rộng” không gian nhà ở

Một không gian thoáng đãng, rộng rãi sẽ luôn tạo cảm giác thoải mái, tích cực cho các thành viên trong gia đình. Tận dụng các phương pháp thiết kế ánh sáng giúp mở rộng không gian mang lại sự thoáng rộng và thẩm mỹ cho căn nhà.

Sử dụng nhiều nguồn sáng đa dạng
Thay vì chỉ sử dụng một đèn trần, nên dùng nhiều nguồn ánh sáng đa dạng, phân bổ khắp cả phòng. Chức năng, kích thước và thiết kế của từng căn phòng sẽ cần những kiểu đèn được bố trí với cường độ sáng khác nhau.
 
Bố trí ánh sáng ở các khu vực góc khuất, góc tường, góc nhà
Bóng tối thường gây ra cảm giác không gian chật hẹp hơn, trong khi ánh sáng giúp chúng ta cảm thấy rộng rãi hơn. Bố trí đèn ở các góc, dù là đèn trần hay đèn cây, cũng sẽ giúp đảm bảo toàn bộ mặt sàn của phòng được chiếu sáng, ít nhất cũng giúp ta luôn cảm nhận được diện tích thực của căn phòng.
 
Thiết kế các lớp ánh sáng
Những người thiết kế thường áp dụng 3 loại chiếu sáng khác nhau: chiếu sáng chung, chiếu sáng điểm và chiếu sáng nền. Những nguồn chiếu sáng điểm giúp chúng ta nhìn rõ hơn vào các chi tiết đáng quan tâm cụ thể như bàn học hay bàn bếp. Chiếu sáng từng lớp theo cách này giúp đảm bảo tất cả các nhu cầu về ánh sáng đều được đáp ứng.
 
Thêm ánh sáng từ đèn âm tường, âm trần
Đèn âm là đèn được thiết kế, lắp đặt trực tiếp vào trong tường, trần nhà hoặc các bề mặt khác, chúng tạo ra thêm ánh sáng mà không mất chút diện tích lắp đặt nào. Những loại đèn này vô cùng hữu ích trong những căn phòng trần thấp, bởi đèn treo hay đèn không âm sẽ tạo cảm giác làm giảm chiều cao của trần.
 
“Rửa” tường bằng ánh sáng
“Rửa” tường bằng ánh sáng có nghĩa là hướng ánh sáng rọi thẳng vào các bức tường trong phòng, hay nói một cách khác là chúng ta đang cố gắng xóa mờ đi những bức tường ngăn, giới hạn căn phòng để không gian rộng thoáng hơn. Cách này cũng được sử dụng để hướng ánh nhìn vào các điểm nhấn đặc biệt trong thiết kế, ví dụ như các tác phẩm tranh nghệ thuật hay kiến trúc.
 
Sử dụng đèn treo thả từ trần nhà
Việc điều hướng ánh nhìn không chỉ áp dụng khi chiếu sáng tường mà còn cần dùng để làm nổi bật trần nhà cao. Đèn treo thả sẽ thu hút sự chú ý lên phía trần nhà và do đó khiến khoảng không gian trần nhà như cao hơn. Đồ nội thất cao, kệ cao và đèn chiếu thẳng đứng cũng có thể dùng để ghi dấu độ cao của căn nhà.
 
Thiết kế đèn chiếu sáng cao và đèn chiếu sáng sâu
Chiếu sáng sâu bao gồm việc thêm đèn phía sau những đồ nội thất như tủ, hốc tường, màn hình hay các phần bảng, khung thông tin khác. Cách này không chỉ tạo ra ảo giác về chiều sâu, giúp không gian rộng hơn mà còn như được thiết kế một cách phức tạp hơn.
 
Lắp đặt đèn rọi
Đèn chiếu rọi là một cách thức khác dùng cho những điểm cần quan sát gần và làm nổi bật. Những chiếc đèn này tích hợp nhiều điểm ưu việt như: nhỏ gọn, tiết kiệm không gian, linh hoạt, dễ dàng di chuyển. Đó là lý do tại sao chúng có thể đáp ứng cả yêu cầu chiếu sáng điểm và chiếu sáng chung, giúp căn phòng tràn ngập ánh sáng nếu chúng được bố trí một cách hợp lý.
 
Bổ sung gương hoặc các vật liệu phản chiếu khác
Sử dụng gương là cách vô cùng phổ biến giúp căn phòng cảm giác như rộng ra, bởi gương giúp nhân đôi không gian trong tầm mắt. Chúng phản chiếu ánh sáng, tăng cường độ sáng một cách tự nhiên và giảm bớt bóng tối. Gương càng lớn thì hiệu ứng càng rõ rệt.
 
Sử dụng nội thất và tường sáng màu
Đồ nội thất và những bức tường sáng màu có vai trò rất quan trọng giúp duy trì độ sáng và sự phản chiếu. Việc này giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường hiệu quả của các nguồn sáng, trong khi tường, nội thất tối màu có thể hấp thụ độ sáng tăng thêm do việc phân bổ ánh sáng và các yếu tố phản chiếu.


 
← Bài trước Bài sau →

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI!

Sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn để bạn tìm được sản phẩm tốt nhất

icon

Thiết kế độc quyền

Tỉ mỉ trong từng chi tiết

icon

Chính sách hậu mãi

Bảo hành 12 tháng, bảo trì vĩnh viễn, đổi trả 7 ngày

icon

Chất liệu cao cấp

100% gỗ tự nhiên nhập khẩu